www.nhathaudien.vn - HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG GIỮA PLC VÀ HMI, GIỮA PLC VÀ BIẾN TẦN

HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG GIỮA PLC VÀ HMI, GIỮA PLC VÀ BIẾN TẦN

truyen-thong-plc-hmi-bientan

Chú ý: Sử dụng Port 0 của PLC để giao tiếp với HMI và Port 1 của PLC để truyền thông với biến tần theo chuẩn Modbus RTU.

Bước 1: Tiến hành viết 1 đoạn chương trình PLC đơn giản để điều khiển biến tần chạy/dừng và đặt tốc độ cho biến tần thông qua HMI

1.1.  Cài đặt thông số truyền thông trên Port 0 (Giao tiếp với HMI):

Trong phần mềm AutoStation, tại cửa sổ Project Manager -> System Block -> Communication Port

 

plc-truyen-thong

Tab Communication Port hiện ra, tại phần PLC Communication Port (0) setting tiến hành làm như hình vẽ:

plc-truyen-thong
 

Cửa sổ Modbus Protocool hiện ra, tiến hành chọn các thông số như: Baud rate, Data bit, Stop bit, Parity check, Station no. Riêng ở thông số Master/Slave mode phải chọn là Slave Station (PLC luôn là Slave, còn HMI là Master. Port 0 của PLC dùng để giao tiếp với HMI).

plc-truyen-thong

Sau khi chọn xong Click OK

Lưu ý: Các thông số Baud rate, Data bit, Stop bit, Parity check, Station no. khi cài đặt trong AutoStation phải giống khi cài đặt trong VT-Designer (VT-Designer là phần mềm lập trình HMI).

1.2. Cài đặt các thông số truyền thông trên Port 1 (Giao tiếp với biến tần):

Cũng tại Project Manager -> System Block -> Communication Port


plc-truyen-thong

 
Tab Communication Port hiện ra, tại phần PLC Communication Port (1) setting tiến hành làm như hình vẽ:

plc-truyen-thong

Cửa sổ Modbus Protocool hiện ra, tiến hành chọn các thông số như: Baud rate, Data bit, Stop bit, Parity check, Station no. Riêng ở thông số Master/Slave mode phải chọn là Master Station (PLC luôn là Master, còn biến tần  là Slave, địa chỉ của biến tần và PLC không được trùng nhau. Port 1 của PLC dùng để giao tiếp với biến tần).

plc-truyen-thong

Lưu ý: Các thông số Baud rateData bitStop bitParity checkStation no. khi cài đặt trong AutoStation phải giống khi cài đặt trong biến tần.

1.3. Sau khi đã thiết lập các thông số truyền thông tại Port 0 & 1 của PLC, tiến hành viết 1 đoạn chương trình truyền thông đơn giản như sau:


plc-truyen-thong

Chú thích:
  • Network 4: Đặt tốc độ cho biến tần thông qua ô nhớ D100
  • Network 3: M2 ON, Mov giá trị 5 vào ô nhớ D0 (Stop biến tần)
  • Network 2: M1 ON, Mov giá trị 1 vào ô nhớ D0 (Run biến tần)
  • Network 1: Điều khiển chạy/dừng biến tần thông qua Modbus, D0 là ô nhớ chứa giá trị cần ghi xuống biến tần. Nếu D0 = 1: Biến tần Run, D0 = 5: Biến tần Stop. (Tham khảo thêm Manual của biến tần INVT phần truyền thông)
Lệnh MODRW trong chương trình trên là lệnh dùng để ghi/đọc giá trị của biến tần, cấu trúc lệnh như sau:

plc-truyen-thong

Bước 2: Tạo 1 giao diện đơn giản trên HMI
 
plc-truyen-thong
 
Sau khi đã tạo 1 giao diện đơn giản trên phần mềm VT Designer, tiến hành Set các thông số để HMI giao tiếp với PLC. Tại cửa số Project Manager -> Link -> Link 1, cửa sổ Link Properties hiện ra:

truyen-thong-plc

Chọn Tab Parameter:
 
truyen-thong-plc

Sau khi Set xong Click OK.

            Bước 3: Cài đặt thông số biến tần
P0.01 = 2         Chọn RUN/STOP thông qua truyền thông Modbus
P0.07 = 7         Chọn nguồn đặt tốc độ thông qua truyền thông Modbus
PC.00 = 02      Chọn địa chỉ của biến tần là 2
PC.01 = 4        Chọn tốc độ truyền thông là 19200 bps (Baud rate)
PC.02 = 1        Chọn khung truyền là 8, E, 1

Nguồn tin từ www.nhathaudien.vn