www.nhathaudien.vn - HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT MỘT CHƯƠNG TRÌNH MACRO

MACRO có thể được hiểu như một đoạn chương trình hỗ trợ cấu trúc lệnh điều khiển và nó có thể hoạt động giống như một chương trình máy tính đơn giản khi được tác động . Ưu điểm của Macro là có thể biểu diễn phương thức hoạt động của đối tượng một cách dễ dàng như: Thay đổi dữ liệu, điều kiện hoạt động, chuỗi hoạt động bằng tập lệnh quen thuộc với bất kì một kĩ sư lập trình .  
    Start up Macro, Main Macro, Event Macro, Time Macro được sử dụng cho ứng dụng.
    Open Macro, Close Macro, Cycle Macro được sử dụng cho screen.
    On Macro, Off Macro , object Macro được sử dụng cho đối tượng.
Tùy thuộc vào từng ứng dụng  mà người thiết kế có thể chọn một trong số chương trình Macro được liệt kê ở trên.
  1. Phân loại.
 Có 3 loại Macro: Macro toàn cục, Macro bộ phận và Sub- Macro:
Macro toàn cục : Trên Back gound -> click phải -> screen properties -> Greneral->  chọn “open Macro”  hoặc “ Cycle Macro” , “close Macro” -> cửa sổ Macros xuất hiện -> Lập trình tùy theo yêu cầu người thiết kế.




 


      ●  Macros bộ phận: Là “Macro” được thiết lập nội trong đối tượng người thiết kế lập trình, có thể được truy suất khi tác động vào đối tượng được thiết lập và không ảnh hưởng tới chương trình chính.



 
      ●  Sub-Macro: Chương trình Sub-Macro được nằm trong chương trình Macro khác có sử dụng lệnh gọi nó. Khi câu lệnh được gọi thì chương trình Macro chính sẽ dừng hoạt động và bắt đầu chạy chương trình Sub-Macro. Câu lệnh cuối trong chương trình  Macro con sẽ có câu lệnh RET để đưa tới câu lệnh tiếp theo trong chương trình Macro chính.

      ●  Các bước thực hiện một chương trình Macro.

Bước 1 : Tạo chương trình Macro:
 

      ●  Vào Project Manager -> Macro -> cửa sổ Macro ta đặt tên chương trình. Có thể tạo ra nhiều Macro trong thư mục. Khi thực hiện chương trình người thiết kế muốn gọi chương trình Macro nào thì chỉ cần thao tác “on Macro” đó trên đối tượng điều khiển.

 



 


Bước 2 : Viết chương trình Macro.
 

      ●  Macro được tích hợp đầy đủ câu lệnh giống như một chương trình quen thuộc mà người lập trình đã được học như C, C++, như lệnh If, for, jmp, lệnh so sánh, lệnh biến đổi…có chương trình con, chương trình ngắt….hỗ trợ công cụ tiện lợi cho người lập trình giúp cho hệ thống được lập trình tối ưu nhất có thể. Câu lệnh, cấu trúc và phương pháp thao tác có thể tìm hiểu chi tiết trong VT design manual.
      ●  Macro có hỗ trợ tất cả các tập lệnh. Macro -> Properties -> General ( Move , set, Arithmetic , convert ). Else/If , Program control, Unilities (1), Unilities (2) . Có thể tham khảo chi tiết và cách sử dụng trong HMI manual -> Using Macros (chapter 9).


Ví dụ minh họa :

 


 



      ●  Khi nhấn Start thì lưu lượng nước trong bồn dâng lên.
      ●  Khi đạt tới mức lưu lượng định trước thì dừng.

      ●  Code Macro:$U0.0 =01 //   start button

///$U100 : địa chỉ ô nhớ bồn nước///
$U200=50 /// ô nhớ chưa giá trị lưu lượng định trước.
If $U100== $U200
$U0.0=00 // stop button
Endif


 
Nguon tin từ www.nhathaudien.vn